Mindfulness và Trí tuệ Cảm xúc

Trí tuệ Cảm xúc

“Trí tuệ cảm xúc” là khái niệm phát triển bởi hai nhà nghiên cứu tâm lý học người Mỹ Peter Salovey và John Meyer từ năm 1990. Khái niệm này được Tiến sĩ tâm lý học, nhà báo Daniel Goleman đào sâu hơn trong tựa sách “Trí tuệ cảm xúc” vào năm 1995 và sau đó ông phát triển mô hình Trí tuệ cảm xúc – xã hội với 4 cấu phần và 12 năng lực như sau.

Mô hình Trí tuệ cảm xúc – xã hội được xây dựng dựa trên hai nền tảng Đối Nội (Nhận thức và Quản lý bản thân) và Đối Ngoại (Nhận thức xã hội, Quản lý các mối quan hệ). Thêm nữa, 12 năng lực như một la bàn giúp cá nhân định hướng xây dựng bản thân trong tổ chức, và vì vậy mô hình này được nhiều Doanh nghiệp sử dụng để đào tạo nhân lực.

 

Giáo dục Cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc được coi là năng lực có thể rèn luyện và được đưa vào giáo dục học đường thành môn Giáo dục cảm xúc – xã hội (GDCX). Ở Mỹ tất cả 50 tiểu bang đã có khung chuẩn GDCX cho các trường mầm non. Đối với khối tiểu học đến trung học, hiện có 27 tiểu bang đã có khung chuẩn GDCX so với chỉ 4 tiểu bang trong năm 2015.

 

Sự gia tăng về xu hướng cạnh tranh và so sánh, đặc biệt với sự phát triển của mạng xã hội, ngày càng gây áp lực lên lứa tuổi thanh thiếu niên. Việc đưa GDCX vào học đường  và gia đình là điều cần thiết để hỗ trợ trẻ.

 

Mindfulness và Trí tuệ Cảm xúc

Trong khi mô hình Trí tuệ cảm xúc đưa ra các mục tiêu định hướng chúng ta “CẦN LÀM GÌ” để phát triển kĩ năng cảm xúc, xã hội, thì mindfulness giúp trả lời câu hỏi “LÀM THẾ NÀO”:

  • Mindfulness giúp chúng ta rèn giũa nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh, từ đó quản lý bản thân và xây dựng các mối quan hệ tốt hơn.

  • Mindfulness cho chúng ta khoảng lặng để nhận biết và cân nhắc các lựa chọn phản hồi thay vì phản ứng theo thói quen, và kết quả là đưa ra các quyết định có trách nhiệm hơn

Nguồn: Daniel Goleman, CASEL, Mindful Schools